Sự tham gia của cha mẹ trong giáo dục: Chìa khóa cho một năm học thành công

Sự tham gia của cha mẹ trong giáo dục: Chìa khóa cho một năm học thành công

Mùa tựu trường đánh dấu sự khởi đầu của một năm học mới, mang theo những cảm xúc đan xen giữa hào hứng và lo lắng. Đối với học sinh, đây là cơ hội để gặp lại bạn bè và khám phá kiến thức mới, nhưng quá trình chuẩn bị quay trở lại trường cũng có thể tạo ra sự căng thẳng. Một trong những nguyên nhân chính của căng thẳng này là áp lực đồng đẳng (peer pressure), khi các em phải đối mặt với kỳ vọng từ bạn bè và mong muốn được chấp nhận trong nhóm. Cha mẹ đóng vai trò quan trọng trong việc giúp con cái vượt qua giai đoạn này, không chỉ bằng cách chuẩn bị đồ dùng học tập mà còn bằng việc hỗ trợ tâm lý và cảm xúc, giúp con hiểu rõ giá trị cá nhân và không bị ảnh hưởng quá mức bởi áp lực từ bạn bè.

Áp lực đồng đẳng (Peer pressure)(Merriam-Webster, 2024) là cảm giác rằng một người phải làm những điều giống như người khác trong cùng độ tuổi hoặc nhóm xã hội để được yêu thích hoặc tôn trọng.

Hiểu lầm:

Chúng ta thường nghĩ rằng áp lực từ bạn bè là khi những đứa trẻ dễ bị ảnh hưởng, dễ tổn thương, hoặc không hòa nhập bị ép buộc làm những việc xấu hoặc mạo hiểm.

Sự thật:

Áp lực tiêu cực chỉ là một phần trong mối quan hệ với bạn bè, nhưng tác động của bạn bè rộng hơn rất nhiều. Thông qua mối quan hệ với bạn bè, trẻ phát triển kỹ năng xã hội, thử nghiệm các hoạt động mới và khám phá bản thân. Mọi học sinh đều hấp thụ ý tưởng, sở thích, sự không thích và giá trị từ bạn bè và những người xung quanh.

Để hỗ trợ tốt hơn, cha mẹ có thể áp dụng ba bước quan trọng sau: 

1. Lập kế hoạch trước 

Nguồn ảnh: Canva
Nguồn ảnh: Canva

Việc trở lại trường học đồng nghĩa với việc cả gia đình phải dậy sớm hơn và có những ngày bận rộn. Để chuẩn bị cho điều này, hãy tạo thói quen sinh hoạt sớm cho mọi người, bao gồm việc điều chỉnh giờ ngủ của trẻ trong tuần trước khi bắt đầu quay lại trường học.
Lên kế hoạch cho những ngày quan trọng như ngày đầu tiên đi học, ngày sinh hoạt hay các ngày họp cha mẹ hoc . Ch. Các lưu ý cho ngày đầu tiên đi học như giờ thức dậy, thời gian trẻ cần rời nhà, các hoạt động sau giờ học, và khi nào trẻ sẽ về nhà. Hãy cân nhắc cả lịch trình cuối ngày như giờ ăn tối, thời gian thư giãn, thời gian dành cho gia đình, làm bài tập, và giờ đi ngủ để đảm bảo trẻ có đủ giấc ngủ cần thiết. 

Điều chỉnh từ từ thói quen ngủ/thức mới. Một giấc ngủ ngon là yếu tố then chốt cho năng lượng mỗi ngày của trẻ ở trường. Hãy giúp trẻ có được giấc ngủ cần thiết bằng cách dần dần thay đổi giờ ngủ trong một đến hai tuần trước khi trường học bắt đầu. 

2. Khuyến khích giao tiếp cởi mở và biểu lộ cảm xúc 

Sự lo lắng về việc trở lại trường là điều thường gặp ở trẻ em. Hãy lắng nghe và khuyến khích con bày tỏ cảm xúc một cách cởi mở. Hỗ trợ trẻ xây dựng sự tự tin bằng cách tập trung vào những điều tích cực mà chúng mong đợi khi quay lại trường. 

Nguồn ảnh: Canva

Giao tiếp cởi mở giúp trẻ cảm thấy an tâm hơn khi biết rằng bố mẹ luôn lắng nghe và sẵn sàng hỗ trợ nếu có khó khăn xuất hiện. 

3. Xây dựng mối quan hệ tích cực 

Quan hệ xã hội đóng vai trò quan trọng trong việc giúp trẻ cảm thấy thoải mái khi đi học. Việc tổ chức các buổi gặp gỡ với bạn bè trước khi năm học mới bắt đầu là cách tốt để xây dựng tình bạn và sự tự tin. 

Cha mẹ cũng có thể giúp trẻ tập dượt các tình huống khó khăn, từ đó trang bị cho trẻ kỹ năng giải quyết vấn đề và đối phó với thử thách trong các mối quan hệ xã hội. 

Nguồn ảnh: Canva

Bằng cách áp dụng những bước trên, cha mẹ có thể giúp con mình chuẩn bị tốt hơn cả về tinh thần và thể chất, tạo nền tảng cho một năm học thành công và vui vẻ. 

Tổng hợp và chuyển ngữ: Mỹ Trinh

Để lại bình luận