Di sản gia đình: Truyền thông và văn hoá thông qua ký ức của thế hệ trước
Rằm tháng 8 hằng năm là Tết Trung Thu hay còn gọi là Tết Đoàn Viên. Đây là khoảng thời gian mà những người con, người cháu từ xa trở về nhà, sum họp cùng gia đình, kể cho nhau nghe những câu chuyện đời thường và kỷ niệm xưa cũ. Những câu chuyện của ông bà, cha mẹ – những ký ức từ thời chiến tranh, thời khó khăn – được chia sẻ như những món quà tinh thần vô giá. Nhưng có bao giờ chúng ta tự hỏi, những câu chuyện đó sẽ ra sao nếu không được truyền lại cho thế hệ sau?
Sa sút trí tuệ (Dementia) là thuật ngữ dùng để chỉ một số bệnh ảnh hưởng đến trí nhớ, suy nghĩ và khả năng thực hiện các hoạt động hàng ngày. Triệu chứng này trở nên tồi tệ hơn theo thời gian. Nó chủ yếu ảnh hưởng đến người lớn tuổi, nhưng không phải ai cũng mắc phải khi về già (WHO, 2023).
Vì sao cần lưu giữ truyền thống gia đình?
Lịch sử gia đình là một món quà quý giá. Việc tìm hiểu về quá khứ và cuộc sống ngày xưa có thể là một niềm vui đối với các gia đình. Điều này cũng có thể tạo ra một cảm giác tự hào và tôn trọng. Học về quá khứ là một cách tuyệt vời để kết nối với người lớn tuổi và củng cố mối quan hệ gia đình.
Việc tạo ra những cuốn album ảnh, ghi chép lại những câu chuyện và chia sẻ các truyền thống là cách tuyệt vời để người lớn tuổi không chỉ có thể giải trí mà còn rèn luyện trí óc. Người lớn tuổi trong gia đình thường là ông bà sẽ có những dấu hiệu của sa sút trí tuệ (Dementia), việc nhớ lại quá khứ thường dễ dàng hơn so với việc nhớ về hiện tại, vì vậy họ có thể rất hứng thú khi chia sẻ những gì họ biết vì điều đó đến với họ dễ dàng hơn. Điều này cũng là một cách hiệu quả để giúp ông bà và các cháu kết nối với nhau.
Xây dựng nên bản sắc bản cá nhân
Bạn sẽ “khai quật” được những câu chuyện, thông tin về tổ tiên mà bạn chưa từng biết. Kết nối với dòng dõi gia đình của bạn có thể giúp bạn tìm ra bạn là ai và bạn đến từ đâu. Hiểu rõ hơn về nguồn gốc của bạn có thể giúp bạn khai sáng và đâu đó giúp bản thân biết được sự hình thành và phát triển của bản thân. Việc khám phá về lịch sử và truyền thống gia đình sẽ giúp chính mình hiểu và trân trọng những gì đã và đang có. Ghi nhớ điều này sẽ giúp bạn hình thành nên tư duy và đạo đức tốt hơn.
Bảo tồn và kế thừa văn hoá gia đình
Lịch sử gia đình giống như một kho báu di sản văn hóa. Đặt hoàn cảnh hiện tại của bạn vào đúng góc nhìn bằng cách cho họ thấy những thách thức mà tổ tiên họ đã phải đối mặt trong bối cảnh cuộc sống mà họ đã trải qua. Bạn tìm thấy những truyền thống, ngôn ngữ và giá trị được trao tặng qua nhiều thế hệ. Giữ gìn lịch sử này an toàn có nghĩa là chúng ta vẫn gắn kết với cội nguồn văn hóa của mình, đảm bảo các truyền thống và phong tục đặc biệt vẫn tồn tại để chúng ta trân trọng và nối tiếp.
Kết nối và củng cố mối quan hệ giữa các thế hệ
Theo Tháp nhu cầu của Maslow, có năm giai đoạn nhu cầu của con người: sinh lý, an toàn, xã hội, tôn trọng và thể hiện bản thân (McLeod, 2007). Chủ yếu là giai đoạn một thông qua ba giai đoạn có liên quan nhất đến những gì có thể đạt được từ kết nối giữa các thế hệ. Nhu cầu được xuất hiện được xuất hiện những giai đoạn trước được thoả mãn và nó không xuất hiện từ sự thiếu hụt mà bắt nguồn từ chính những mong muốn phát triển của mỗi người.
Sự tồn tại của con người xoay quanh kết nối và xây dựng mối quan hệ với người khác hình thành nên tương tác xã hội. Đây là quá trình kết nối với người khác, có lợi ích về thể chất, tinh thần và cảm xúc tạo nên sức mạnh trong các kết nối giữa các thế hệ. Có đủ tương tác xã hội có thể tác động tích cực đến chất lượng cuộc sống của một người. Tương tác xã hội hạn chế có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần, cảm xúc và thể chất của một cá nhân, có khả năng dẫn đến kết quả sức khỏe bất lợi. Kết nối với những người khác qua nhiều thế hệ mang lại thêm một lớp lợi ích nữa. Những người trẻ tuổi và người lớn tuổi có cơ hội tận dụng các mối quan hệ giữa các thế hệ để cải thiện chức năng nhận thức, tăng sự đồng cảm và sống lâu hơn.
Thông qua việc truyền tải thông tin, các gia đình bảo tồn bản sắc, truyền thống và văn hóa của họ. Các gia đình nhiều thế hệ có thể củng cố mối quan hệ vì họ hiểu được di sản văn hóa của mình và giá trị của việc học hỏi từ các thế hệ trước.
Tổng hợp và chuyển ngữ: Mỹ Trinh
- WHO. (2023). Dementia. World Health Organization. https://www.who.int/news-room/fact-sheets/detail/dementia
- Always Best Care. (2022). Pass It Down: Preserving Family History and Traditions. https://alwaysbestcare.com/greatermilwaukee/resources/pass-it-down-preserving-family-history-and-traditions/
- Whitbourne, S. K., & Collins, K. J. (2009). The relationship between generativity and psychological well-being in midlife adults. Educational Gerontology, 35(8), 692–703. https://doi.org/10.1080/03601270903182877
- Do, J. (2023). Học tập suốt đời: Tận dụng công nghệ để nâng cao kỹ năng trong thời đại số. Lela Journal. https://lelajournal.com/post/hoc-tap-suot-doi-tan-dung-cong-nghe-de-nang-cao-ky-nang-trong-thoi-dai-so
- Cockrell, M. (2022). The power of intergenerational connection. Generations. https://generations.asaging.org/power-intergenerational-connection
- Fredrick. (2024). 5 main reasons why preserving family history is important. Meminto. https://meminto.com/5-main-reasons-why-preserving-family-history-is-important/