Theo các chuyên gia, mong đợi bản thân lúc nào cũng vui vẻ, thoải mái chính là công thức dẫn đến sự thất vọng.
Người ta thường nghĩ về căng thẳng và lo âu như những khái niệm tiêu cực. Tuy nhiên, theo một báo cáo tại đại hội thường niên của Hiệp hội Tâm lý Hoa Kỳ, dù căng thẳng và lo âu có thể chạm đến ngưỡng có hại cho sức khỏe, các tâm lý gia từ lâu đã nhận thức rõ hai trạng thái này là không thể tránh khỏi – và chúng thường đóng một vai trò hữu ích chứ không có hại trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta.
Tiến sĩ Lisa Damour, một tâm lý gia thực hành cá nhân tại cuộc họp đã chia sẻ: “Nhiều người Mỹ hiện cảm thấy căng thẳng vì bị căng thẳng và lo âu vì bị lo âu. Thật không may, vào thời điểm họ tìm đến chuyên gia để được giúp đỡ, căng thẳng và lo âu đã tăng lên mức không tốt cho sức khỏe”.
Damour cũng viết một chuyên mục thường xuyên cho The New York Times và là tác giả của cuốn sách “Bên dưới áp lực: Ứng phó với chứng căng thẳng và lo âu ở phụ nữ.”
Theo Damour, căng thẳng thường xảy ra khi một người đạt đến ngưỡng khả năng của mình – khi họ thúc ép bản thân hoặc bị hoàn cảnh ép buộc vượt quá giới hạn quen thuộc.
Cũng cần hiểu rằng căng thẳng có thể xuất phát từ cả những sự kiện xấu lẫn sự kiện tốt . Ví dụ, bị sa thải thì rất căng thẳng nhưng lần đầu tiên có con cũng căng thẳng không kém.
“Điều quan trọng đối với các nhà tâm lý là phải chia sẻ kiến thức của mình về căng thẳng với nhiều đối tượng: rằng căng thẳng là điều có thể xảy ra trong cuộc sống hàng ngày, làm việc quá sức có thể tạo điều kiện cho căng thẳng; và rằng căng thẳng ở mức vừa phải có thể có chức năng bảo vệ, dẫn đến đến khả năng phục hồi cao khi chúng ta đối mặt với những khó khăn mới” – Cô cho biết.
Tương tự, theo Damour, lo âu cũng bị gán cho tiếng xấu không cần thiết.
“Như tất cả các nhà tâm lý đều biết, lo âu là một hệ thống báo động bên trong, có vẻ do quá trình tiến hóa truyền lại, cảnh báo chúng ta về các mối đe dọa từ bên ngoài (chẳng hạn như người lái xe chuyển làn đường ngay bên cạnh) và bên trong (chẳng hạn như khi chúng ta đã trì hoãn quá lâu và đã đến lúc bắt đầu công việc)” – Cô chia sẻ.
Việc xem lo âu đôi khi hữu ích và có tác dụng bảo vệ cho phép con người tận dụng nó một cách hiệu quả.
Ví dụ, Damour cho biết cô thường nói với những thanh thiếu niên mà cô làm việc cùng rằng hãy chú ý nếu họ bắt đầu cảm thấy lo âu trong một bữa tiệc vì hệ thống thần kinh của họ có thể đang cảnh báo về một vấn đề.
“Tương tự, nếu một thân chủ chia sẻ rằng cô ấy đang lo lắng về một bài kiểm tra sắp tới mà cô ấy chưa học, tôi nhanh chóng trấn an rằng cô ấy đang có phản ứng phù hợp và sẽ cảm thấy ổn hơn ngay khi đọc sách”.
Damour cho rằng điều đó không có nghĩa là căng thẳng và lo âu không có hại. Căng thẳng có thể trở nên không tốt cho sức khỏe nếu nó trở nên mãn tính (không cho phép khả năng hồi phục) hoặc nếu nó mang tính san chấn (thảm họa tâm lý).
“Nói cách khác, căng thẳng gây ra tác hại khi nó vượt quá bất kỳ mức độ nào mà một người có thể tiếp thu hoặc sử dụng để xây dựng sức mạnh tâm lý” – cô cho biết. Tương tự như vậy, lo âu trở nên không lành mạnh khi sự cảnh báo của nó không có ý nghĩa.
Đôi khi, mọi người thường xuyên cảm thấy lo âu mà không có lý do gì cả. Trong những trường hợp khác, cảnh báo hoàn toàn không phù hợp với mối đe dọa, như khi một học sinh lên cơn hoảng loạn vì một bài kiểm tra nhỏ ”.
Nếu bạn có ấn tượng rằng bạn phải luôn vui vẻ, trải nghiệm hàng ngày của bạn cuối cùng có thể trở nên khá đau khổ”.
Theo Damour, căng thẳng và lo âu không được can thiệp có thể gây ra phiền muộn dai dẳng, cũng có thể góp phần vào một loạt các triệu chứng tâm lý và y khoa khác, như trầm cảm hoặc tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
“Nếu có thể, bất cứ ai cảm thấy căng thẳng quá mức nên thực hiện các biện pháp để giảm căng thẳng và/hoặc tìm kiếm sự giúp đỡ từ một chuyên gia được đào tạo để tìm hiểu các chiến lược quản lý căng thẳng. Để kiểm soát lo âu, một số người tìm thấy sự nhẹ nhõm thông qua các sách bài tập giúp họ đánh giá và thách thức những suy nghĩ phi lý của chính họ.
Nếu cách tiếp cận đó không thành công hoặc không được ưa thích, nên tham khảo ý kiến của một chuyên gia được đào tạo. Trong những năm gần đây, các kỹ thuật tỉnh thức (mindfulness) cũng nổi lên như một cách tiếp cận hiệu quả để giải quyết cả căng thẳng và lo âu”.
Damour cũng kêu gọi các nhà tâm lý học đóng vai trò tích cực trong việc cung cấp thông điệp phản bác cho cái mà cô gọi là “ngành công nghiệp hạnh phúc”, hoặc những công ty chăm sóc sức khỏe đang bán ý tưởng rằng mọi người nên cảm thấy bình tĩnh và thoải mái trong hầu hết thời gian.
“Các nhà tâm lý học khá thành thạo trong việc thực hiện những tiếp cận mang tính đo lường để suy nghĩ về trải nghiệm của con người. Chúng tôi muốn hỗ trợ hạnh phúc/sự viên mãn (well-being), nhưng không đặt mục tiêu là hạnh phúc gần như mọi lúc.
Đó là một ý tưởng nguy hiểm vì nó không cần thiết và không thể đạt được. Nếu bạn có ấn tượng rằng bạn phải luôn vui vẻ, trải nghiệm hàng ngày của bạn cuối cùng có thể trở nên khá đau khổ”.
Session 3194: “At Ease: Reframing Stress and Anxiety,” Saturday, Aug. 10, 1 p.m. CDT, Room W183a, Level One-West Building, McCormick Place Convention Center, 2301 S. King Drive, Chicago.
Đọc bài gốc tại: https://www.apa.org/news/press/releases/2019/08/stress-anxiety? fbclid=IwAR2GwzLsoM98Lb9UixfjOkCdYaHqeFCksa1pW_uXE7sRA9m-6P2czWvDtbg