OVERTHINKING – SUY NGHĨ QUÁ MỨC

Overthinking – tiếng Việt thường gọi là suy nghĩ quá mức/ quá lố/ quá xa… là một dạng lo lắng thái quá (excessive worries) (1) _ biểu hiện thường gặp trong “Rối loạn lo âu toàn thể” (Generalized Anxiety Disorder-GAD) hoặc các “cơn hoảng loạn” (panic attacks) ở tâm lý con người (2).

Source: Image by Freepik

Bạn có quen thuộc với cảnh các bà mẹ chỉ cần thấy con trẻ dắt xe ra đường là bắt đầu lo lắng rồi tưởng tượng ra nhiều cảnh tượng đáng sợ?

Và cũng mẹ, với nỗi lo “nhỡ ăn trộm vào nhà”, sẽ thường xuyên kiểm tra xe cộ, cửa nẻo tới lui không ngớt trong một đêm?

Hay chỉ cần một “comment” lạ lùng của khách hàng trên fanpage mà bạn đang phụ trách, một câu nói hết sức vu vơ của “crush”… cũng khiến bạn mất ngủ và bứt rứt cả đêm bởi đủ thứ viễn cảnh không ngừng vẽ ra trong tâm trí?

Tất nhiên, không phải cứ ai “cả nghĩ” hoặc “nghĩa quá” đều mắc các chứng GAD (để xác định một rối loạn tâm lý cần có sự đánh giá của nhà chuyên môn), nhưng đó là một chỉ báo quan trọng cho chúng ta về nỗi sợ hay lo lắng vô hình nào đó nằm bên dưới tâm trí ta, phía sau những nghĩ suy hằng ngày.
———

Bạn có tò mò điều gì khiến chúng ta cả lo cả nghĩ đến vậy?

Bộ não con người có những tiến hoá vượt trội nhiều giống loài khác. Sự phát triển ấy đã ban tặng cho chúng ta hai “năng lực” vô cùng quan trọng đó là “khả năng tưởng tượng” và “cảm xúc phức tạp” (3)

Tuy vậy, dẫu những món quà quý giá ấy cho chúng ta tận hưởng cuộc sống này theo cách rất “người”, chúng mặt khác lại kèm theo những “gánh nặng” rất lớn cho tâm trí.

Những suy đoán, lo sợ, e ngại và đủ thứ viễn cảnh hình dung cùng cảm xúc vẫn hỗn độn trong tâm trí ta mỗi ngày được tạo nên bởi công sức không nhỏ của… não bộ – hay đúng hơn là phần “não mới” với các cấu trúc nhận thức cao tạo nên trí tưởng tượng, sự sáng tạo, khả năng tự chỉ trích, khả năng tái hiện và dự đoán (4, 5, 6).

Điều đó cũng có nghĩa là “overthinking” không hẳn là ta chỉ đang tự tưởng tượng ra những chuyện vô lý và không thật (như ảnh minh hoạ), mà việc nhận ra mình đang “overthinking” cũng chính là nhận diện được “excessive worries” để có thể sống cân bằng hơn.

Nào, hãy cho mình một phút lắng lại xem có khi nào bạn đang suy nghĩ, lo lắng và sợ hãi quá nhiều cho những vấn đề nhỏ nhặt hoàn toàn có thể ‘take it easy’ hay không?

Nếu có, thì nỗi sợ đằng sau đó là gì? Bạn có nhận diện được trải nghiệm nào đã khiến mình trở nên thận trọng quá mức? Và cảm xúc gì dâng trào trong bạn mỗi khi chạm đến vấn đề ấy?

Nếu một lúc nào đó bạn cảm thấy quá sức, hãy hít thở nhẹ nhàng, quan sát chính mình, trả lời những câu hỏi trên, hoặc liên lạc cho Psychub để chúng tôi có cơ hội cùng bạn tìm kiếm câu trả lời.

#overthinking #excessiveworries #psychub #saigonpsychub

——————

(1) https://www.sciencedirect.com/science/article/abs/pii/S0005796716302352?
fbclid=IwAR2c7Jq7Od3qVcw5VeUZlmk0oGzV2HYF4H2wqlLpuS6PFEN4-QhIOuNW0AY
(2) http://bit.ly/GAD-Psychub
(3) Daniel (2010), Mindsight: The New Science of Personal Transformation, Publisher: Bantam
(4) Richard Goldman (2006), Essentials of Understanding Psychology -Sixth Edition, Chapter 2
(5) Siegel, D. & Payne Bryson, T. (2012). The Whole-brain child. Bantam Books, New York
(6) Gilbert. P (2010). Compassion Focus Therapy.Taylor&Francis Publisher. London

Để lại bình luận