Chuỗi bài về Nhận thức về Tự kỷ: Một thế giới quan rất khác (Phần 2)

Sự khác biệt trong quá trình xử lý thông tin

Bộ xử lý thông tin – Não

Giống với một bộ xử lý trong máy tính, bộ não của chúng ta là một bộ xử lý thông tin. Nếu máy tính có các tốc độ xử lý khác nhau thì bộ não của chúng ta cũng hoạt động tương tự.

Một số người trong chúng ta có các cách xử lý thông tin khác nhau và nhanh hơn so với người khác. Bạn sẽ quan sát thấy, bộ não của trẻ trong phổ tự kỷ sẽ hoạt động giống như bộ xử lý trong máy tính hơn so với bộ não của trẻ có hệ thần kinh phát triển điển hình.

Điều này cho thấy cả ưu và nhược điểm.

Thế giới chúng ta đang tiến triển nhanh với luồng thông tin thay đổi liên tục, làm tràn ngập hệ thần kinh của chúng ta trong từng thời điểm. Chúng ta đang tiếp nhận nhiều luồng thông tin phải được chọn lọc nhanh chóng và tích hợp nhịp nhàng với nhau.

Hệ thống thần kinh của chúng ta phải lọc ra những gì không quan trọng, hiểu “nội dung không thể nhìn thấy”, tích hợp nhiều thông tin cùng một lúc, nhanh chóng phân loại và đánh giá ý nghĩa tổng thể, đồng thời đánh giá và điều hành cách phản hồi.

Chúng ta phải thực hiện tất các các quá trình này cùng lúc, đòi hỏi quá trình xử lý nhanh chóng nhiều thông tin.

Bộ não của trẻ với sự phát triển thần kinh điển hình được đồng bộ hóa hơn để xử lý luồng thông tin này. Văn hóa của chúng ta được xây dựng theo cách này bởi vì chúng ta là người quyết định nhịp độ vận hành thế giới.

Chúng ta có thể xử lý nhanh chóng nhiều thông tin cùng lúc, hầu hết chúng được thực hiện vô thức với nỗ lực trí óc thối thiểu. Hầu hết quá trình xử lý này được chúng ta thực hiện theo trực giác mà không nghĩ ngợi gì, hoặc nhận biết nó đang diễn ra.

Khoảng 80% thông tin được chúng ta xử lý bằng trực giác.

Chúng ta quét thông tin nhanh chóng để tìm ra một vài sự kiện và lập tức suy ra ý nghĩa chung. Chúng ta liên tục lĩnh hội và tiếp nhận thông tin mới và thường xuyên điều chỉnh lại những phản hồi của mình với thông tin đó.

Chúng ta xử lý thông tin thay đổi nhanh chóng một cách suôn sẻ trong khi tập trung sự chú ý vào các yêu cầu trước mắt. Để xử lý nhanh và tích hợp tất cả các thông tin này, chúng ta phải có sự liên kết tốt giữa các trung tâm khác nhau của bộ não.

Tại bất kỳ thời điểm nào, chúng ta tiếp nhận thông tin rồi truyền chúng đến những vùng khác nhau của não bộ cùng một lúc.

Các khu vực này đều phục vụ các chức năng khác nhau nhưng phải hoạt động cùng lúc, đồng thời liên kết với nhau để tích hợp tất cả các thông tin này. Điều đó cho phép chúng tôi xử lý nhanh chóng tất cả thông tin này với một ít nỗ lực.

Bộ não của chúng ta chủ yếu hoạt động một cách vô thức, với một ít nỗ lực về mặt nhận thức.

Nghiên cứu gần đây cho thấy não bộ của trẻ với rối loạn phổ tự kỷ có đường dẫn truyền thần kinh (các kết nối) giữa các vùng trung tâm não kém.

Các đường dẫn truyền liên kết các trung tâm khác nhau của não bộ không cho phép chúng kết nối suôn sẻ để tích hợp thông tin động một cách nhanh chóng. Điều này khó để xử lý nhiều thông tin “một cách vô thức” trong cùng một lúc.

Thay vào đó, trẻ với rối loạn phổ tự kỷ phải xử lý thông tin này “theo một cách trình tự,” từng chút một, rồi phân loại các chi tiết một cách có ý thức.

Chúng phải “syy nghĩ theo cách riêng” thông pha thông tin chúng xử lý vô thức, với ít nỗ lực về mặt nhận thức.

Nghiên cứu cho thấy vấn đề kết nối này xảy ra do kết nối kém ở một số khu vực lẫn việc kết nối quá mức ở các khu vực khác trong não bộ. Hoặc do ít đường dẫn thần kinh kết nối một số vùng não, hoặc do quá nhiều kết nối yếu, gây phân tán tràn ngập hỗn loạn thông tin, tại các vùng khác.

Dù bằng cách nào, chúng ta đã có sự can thiệp chủ yếu vào khả năng giao tiếp và tích hợp thông tin động ở các vùng trung tâm não.

Khả năng dẫn truyền thần kinh suy giảm này dẫn đến các cách tư duy khác nhau.

Chúng ta có xu hướng xử lý nhanh, tích hợp, so sách và đối chiếu, phân loại và đánh giá thông tin động một cách rất suôn sẻ.

Chúng ta thường “suy luận” ý nghĩa chung “một cách trực giác” và suôn sẻ với một ít suy nghĩ “ý thức”.

Trong khi đó, trẻ với rối loạn phổ tự kỷ có xu hướng hiểu ý nghĩa bằng cách phân tích tuần tự nhiều chi tiết cụ thể. Chúng phải lần lượt ghép từng chi tiết lại với nhau.

Leave A Comment