Căng thẳng học tập và các tác động đến thanh thiếu niên

Định nghĩa căng thẳng (stress):

Colleen Frainey, 16, of Tualatin, Ore., cut back on advanced placement classes in her junior year because the stress was making her physically ill.

“Stress” (tạm dịch căng thẳng) trong tâm lý học được định nghĩa là cảm giác căng thẳng hoặc áp lực về cảm xúc, gây ra bởi phản ứng của cơ thể với một thách thức hoặc yêu cầu nào đó. Một lượng nhỏ căng thẳng là bình thường và có thể giúp ích trong việc trở nên hiệu quả và năng suất hơn. Tuy nhiên, căng thẳng cao độ trong một thời gian dài có thể gây ra nhiều vấn đề về mặt thể chất và tinh thần.

Căng thẳng tích cực (positive stress) thường sẽ giảm ngay sau khi sự kiện diễn ra, chẳng hạn như sau một kì thi, bạn sẽ thấy nhẹ nhõm ngay sau đó. Tuy nhiên, căng thẳng bệnh lý dài hạn thì không như vậy. Thông thường sẽ chỉ có một sự nhẹ nhõm ngắn hạn sau thời khắc căng thẳng, nhưng nó không kéo dài và cảm giác bị căng thẳng lại ngày càng tăng. Lúc này, điều quan
trọng là cần ứng phó với các triệu chứng ban đầu và suy nghĩ về những phương án khả dĩ để giảm căng thẳng.

Căng thẳng học tập hình thành như thế nào:

Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên căng thẳng học tập ở trường. Trong hầu hết các trường hợp, căng thẳng này bắt nguồn từ áp lực cao về thành tích, điểm số thấp, bị bắt nạt bởi những học sinh khác tại trường hoặc thông qua mạng xã hội. Trẻ càng lớn khi bị áp áp lực thì căng thẳng học tập càng tăng. Kết quả là, khả năng dẫn đến những hậu quả lâu dài về sức khỏe về thể chất và tinh thần cũng tăng lên. Những phản ứng cơ thể điển hình của căng thẳng kéo dài bao gồm đau đầu, đau bụng, ốm đau, tiêu chảy và rối loạn ăn uống (ăn quá nhiều hoặc quá ít). Các triệu chứng tinh thần có thể là lo lắng, trầm cảm, hung hăng, cáu gắt và bồn chồn. Hầu hết trẻ em cho thấy những thay đổi về hành vi. Trẻ rút lui khỏi xã hội, giảm động lực, rối loạn giấc ngủ và ngừng làm những việc trẻ đã từng yêu thích, như chơi thể thao hoặc các sở thích cá nhân. Căng thẳng học tập có thể làm giảm động lực và tăng tỷ lệ học sinh bỏ học. Các triệu chứng rối loạn sức khỏe tâm thần của căng thẳng học tập bao gồm trầm cảm, lo âu, rối loạn giấc ngủ và lạm dụng chất kích thích.

Cha mẹ và thầy cô có thể giúp gì?

Father embracing son from behind while helping him with homework

Theo một nghiên cứu tại Đức, bản thân phụ huynh thường vô tình hoặc cố ý trở thành một nhân tố gây ra căng thẳng học tập ở con cái, ví dụ như việc thể hiện sự thất vọng với con khi trẻ nói về những con điểm xấu của mình. Lý do cho việc này có thể là nỗi sợ của phụ huynh, như sợ nghèo đói, bị xã hội coi thường, sợ cảm thấy xấu hổ với gia đình và bạn bè. Từ đó, trẻ thường hình thành những tiêu chuẩn cao về thành tích và sợ thất bại. Khi học sinh có mức độ căng thẳng học tập cao và mang tính chất bệnh lý, các bạn cần được hỗ trợ bởi phụ huynh và nhà trường. Cha mẹ nên xem xét lại kỳ vọng của mình, từ đó cố gắng giảm áp lực lên con cái. Ở trường, trẻ cần được dạy những chiến lược hiệu quả cho việc học tập và ứng phó với căng thẳng.

Nếu nhận thấy những triệu chứng rõ ràng của lo âu, trầm cảm hoặc lệ thuộc mạng xã hội, game online, nghiện sử dụng chất kích thích, đừng ngại kêu gọi sự chú ý và yêu cầu được hỗ trợ chuyên nghiệp từ nhà tâm lý trị liệu hoặc bác sĩ tâm thần cho trẻ em và thanh thiếu niên.

Leave A Comment