GẮN KẾT HIỆU QUẢ DỊCH VỤ TÂM LÝ VÀO HỆ THỐNG Y TẾ

Dù đã phổ biến hơn, nhưng ít người biết các hoạt động thực hành của ngành tâm lý thuộc “dịch vụ y tế tương cận”. Nói cách khác, y tế tương cận là các hỗ trợ chăm sóc sức khoẻ mà nhà chuyên môn không phải là bác sĩ hay điều dưỡng, và không nhất thiết gắn liền với phòng khám.

ĐỊNH VỊ TÂM LÝ NHƯ MỘT DỊCH VỤ Y TẾ TƯƠNG CẬN

Ảnh: @ Science Photo Library

Trong 5 năm trở lại đây, thuật ngữ “tâm lý học”, “trị liệu tâm lí” hay “can thiệp hành vi” đã không còn quá xa lạ với cộng đồng. Trải qua các biến động của dịch bệnh, vấn đề về sức khoẻ tinh thần trở thành một trong các mối quan tâm lớn toàn cầu, trong đó có Việt Nam.

Các sự kiện sau đỉnh dịch cho thấy rất nhiều vấn đề mà người lao động, nhà quản lý và cả nhân viên y tế phải đối mặt. Các khó khăn về sức khoẻ tâm thần như căng thẳng, lo âu, trầm cảm, kiệt sức…là một trong những nhân tố có tác động rõ rệt đến năng động của tổ chức.

Các đợt giãn cách kéo dài cũng cho thấy hệ quả của nó đối với những người có bệnh lý mạn tính hay đang điều trị các rối loạn tâm lý.

Tất cả điều này làm rõ ràng hơn một bức tranh nhu cầu rất lớn và thực tiễn: cần phải có các hỗ trợ chăm sóc sức khoẻ toàn diện khác đồng hành cùng chăm sóc y tế.

Như vậy, rất cần định vị vai trò của các dịch vụ y tế tương cận – mà tiêu biểu là tâm lý – như một nhu cầu thiết yếu tương ứng với chăm sóc y tế. Bởi, để người bệnh đạt được sự khoẻ mạnh và chất lượng sống tốt nhất, rất cần phải có sự sẵn sàng của các dịch vụ y tế tương cận này bên cạnh chăm sóc y khoa.

Nói cách khác: Rất cần cái bắt tay chặt hơn giữa dịch vụ y tế tương cận và hệ thống y tế hiện hành.

GẮN KẾT HIỆU QUẢ DỊCH VỤ TÂM LÝ VÀO HỆ THỐNG Y TẾ

Những quan sát từ nhà chuyên môn tại Psychub

Mặc dù nhu cầu hỗ trợ toàn diện là rất thật, quá trình làm việc sâu với nhân viên y tế và thân chủ sau đỉnh dịch đã cho chúng tôi rõ hơn những lỏng lẻo trong hợp tác liên ngành của dịch vụ chăm sóc sức khoẻ tinh thần.

Ảnh: @scyther5 – Getty Images

Một thực tế dễ thấy là có khá ítbệnh viện tại Việt Nam có phòng tham vấn – trị liệu tâm lý. Càng ít hơn là phòng chuyên can thiệp trẻ em, hay trị liệu âm ngữ…. Vì vậy, bệnh nhân và gia đình có thể sẽ gặp khó khăn khi tìm kiếm các hỗ trợ chuyên nghiệp này sau khi rời cơ sở y tế. Điều này có nguy cơ dẫn đến quá trình chăm sóc sức khỏe của người bệnh bị ngắt quãng không cần thiết và nhân viên y tế có cảm giác mình chưa hỗ trợ người bệnh được trọn vẹn.

Rõ ràng, việc chưa có một hệ thống chuyển gửi chuyên nghiệp giữa đơn vị y tế và nhà cung cấp dịch vụ y tế tương cận khiến người bệnh khó có thể đến được đúng nơi hỗ trợ nhu cầu chăm sóc của mình, hoặc họ phải mất rất nhiều thời gian và công sức một cách không cần thiết.

Có trường hợp bệnh nhân sau khi nhận chẩn đoán, cần được can thiệp thêm về tâm lý, trở nên vô cùng lo lắng vì không biết tìm chuyên gia đáng tin cậy ở đâu. Lại có người bệnh đang được hỗ trợ bởi dịch vụ y tế tương cận nhưng phát sinh nhu cầu cần được thăm khám y khoa với bác sĩ chuyên ngành, thì đơn vị hỗ trợ lại lúng túng vì không có đầu mối liên kết.

Mặt khác, các nhu cầu tham vấn và hỗ trợ tâm lý cho bệnh nhân, thân nhân, nhân viên y tế… tại Bệnh viện dường như cũng quá tải so với khả năng đáp ứng của nhân viên xã hội tại đây.

Nhìn về tương lai

Có thể thấy dịch vụ y tế tương cận (như trị liệu tâm lý) nếu gắn kết tốt vào hệ thống y tế, sẽ làm cho chuỗi giá trị chăm sóc y tế của bệnh nhân được liền lạc, quá trình chăm sóc sức khỏe có thể bị không bị ngắt quãng khi bệnh nhân đến hoặc rời khỏi cơ sở y tế.

Mặt khác, sự hợp tác liên ngành chặt chẽ này có thể làm rút ngắn thời gian, giảm chi phí điều trị cũng như các nguồn lực xã hội khác đáng kể (ví dụ như các chi phí xã hội tiêu tốn khi người dân mất năng suất lao động, giờ lao động do phải tự mò mẫm tìm kiếm thông tin… ).

Cái bắt tay chặt chẽ của hai hệ thống vì vậy có thể làm giảm nhẹ được rất nhiều âu lo và căng thẳng, mang lại sự an lòng cho không chỉ của người bệnh hay thân nhân và gia đình mà còn cho chính y bác sĩ và người chăm sóc, khi biết rằng bệnh nhân có các hỗ trợ phù hợp sau khi rời phòng bệnh.

Chúng ta sẽ còn nhiều cuộc thảo luận để tìm ra lời giải về việc gắn kết hiệu quả các dịch vụ y tế tương cận vào hệ thống y tế hiện hành, nhưng trước hết sẽ cần hiểu đúng về tầm quan trọng của việc xây dựng một “liên minh y tế” trong và ngoài phòng bệnh, để hướng đến sự an lạc về cả thể chất lẫn tinh thần cho mỗi bệnh nhân.

______

(*) Y tế tương cận bao gồm nhưng không giới hạn các dịch vụ như: tâm lý trị liệu, trị liệu nghệ thuật, can thiệp hành vi, âm ngữ trị liệu, và các hỗ trợ chăm sóc xa hơn là vật lý trị liệu, dinh dưỡng tiết chế, dịch vụ cấp cứu, giáo dục sức khỏe….

Ảnh: Allied Health Library Design Elements

Panel Discussion: Ngành Tâm Lý Ở Việt Nam – Hình Dung Và Thực Tế

Buổi trò chuyện là sự hợp tác giữa Psychub cùng InPsychOut, nằm trong chuỗi sự kiện cộng đồng [HỘI THẢO TRỰC TUYẾN “CHUYỆN – SỨC KHỎE TÂM LÝ CHO MỌI NGƯỜI] vô cùng thú vị do InPsychOut tổ chức.

😎 Thông tin ĐĂNG KÝ sự kiện “Chuyện Nghề – Ngành Tâm Lý Ở Việt Nam – Hình Dung Và Thực Tế”:

– Đăng ký tham gia MIỄN PHÍ tại: https://www.eventbrite.com/…/chuyen-nghe-nganh-tam-ly-o…
– Thời gian: 9:00 – 10:30 GMT+7, Thứ Bảy ngày 11/12/2021
– Hình thức: Trực tuyến trên nền tảng Zoom

NỘI DUNG

🎯 Ở sự kiện này, các nhà chuyên môn cộng tác cùng Psychub sẽ giải đáp các ngộ nhận thường gặp 😭 về ngành Tâm lý và những nhà thực hành Tâm lý ở Việt Nam.
🎯 Đối với những bạn sinh viên đang theo học ngành Tâm lý học, hay những bạn học sinh có ý định theo đuổi ngành học này, đây là cơ hội tuyệt vời để có cái nhìn sâu sắc hơn về những khó khăn và cơ hội thực tế của ngành Tâm lý học ở hiện tại và tương lai.

Nhấn theo dõi trang sự kiện để nhận nhắc hẹn từ FB: https://www.facebook.com/events/1575720899444362/


Các khách mời:

🌀 1. Anh Nguyễn Hồng Ân hiện là Giám đốc chương trình Tâm lý học tại Đại Học Hoa Sen, Việt Nam. Anh nhận bằng Thạc sĩ Khoa học về Tâm lý tại Đại học Massey – New Zealand theo chương trình New Zealand ASEAN Scholarship. Anh tập trung nghiên cứu về khái niệm an lạc (well-being) của người Việt Nam, về những ứng dụng của trị liệu tâm lý trên các nhóm dân số khác nhau và đặc biệt quan tâm tới việc sử dụng tiếp cận Nhận thức – Hành vi và Hiện sinh trong trị liệu tâm lý.

🌀 2. Chị Phan Tường Yên là nhà chuyên môn trong lĩnh vực tâm lý, hiện đang sống và làm việc tại TP.HCM. Chị là Giám đốc đào tạo và phát triển dự án (các dự án tâm lý xã hội và chương trình hỗ trợ tâm lý cho tổ chức – doanh nghiệp) tại Saigon Psychub. Chị cũng là một nhà đào tạo về tâm lý ứng dụng và cố vấn chuyên môn cho nhiều dự án về tâm lý – xã hội cho các tổ chức Phi chính phủ – Phi lợi nhuận trong ngoài nước.

🌀 3. Với tâm niệm nghiên cứu về trẻ thơ là để hiểu về chính mình, Nguyễn Minh Thành có gần 8 năm làm việc với trẻ em và gia đình dưới vai trò nhà thực hành và nghiên cứu. Hiện anh là Founder của Tâm lý học tích cực tại Việt Nam, Giảng viên thỉnh giảng tại Đại học Hoa Sen, Cố vấn chuyên môn của tổ chức HEARY – Giáo dục tích cực tại Việt Nam và đồng thời là Chuyên gia đào tạo và cố vấn cho Phụ huynh, được chứng nhận bởi tổ chức TRIPLE P International và Training Institute for Parental Burnout.

WORKSHOP “RIÊNG TƯ TRÊN MẠNG – CÔNG KHAI HAY CHỈ MÌNH TÔI?”

Psychub vinh dự được đồng hành cùng Liên hoan phim khoa học SFF 2021 lần này với chủ đề nóng hổi về “internet privacy”. Đây là LHP thường niên của Viện Goethe từ năm 2005 thúc đẩy sự hiểu biết và nhận thức khoa học về các vấn đề khoa học, công nghệ và môi trường thông qua các bộ phim cùng với các hoạt động giáo dục. Chủ đề năm nay của LHP là ‘HIỂU BIẾT NHIỀU HƠN ĐỂ CÓ SỨC KHỎE TỐT HƠN’

HAN 10.12.2021 WORKSHOP "RIÊNG TƯ TRÊN MẠNG - CÔNG KHAI HAY CHỈ MÌNH TÔI?"

Thời gian workshop chủ đề INTERNET PRIVACY: 20h00 – 21h30 ngày 10.12.2021

ĐĂNG KÝ THAM GIA: TẠI ĐÂY 

————————————————————————

Lần cuối cùng bạn cân nhắc trước khi chia sẻ một thông tin lên mạng xã hội là khi nào?

Hiện nay những vấn đề về chia sẻ, sử dụng dữ liệu người dùng ngày càng trở thành một mối lo ngại. Sự riêng tư thường được đảm bảo bằng khái niệm cá nhân hay cộng đồng, công khai hay chỉ mình tôi. Nhưng không một ai trong chúng ta có thể chắc chắn được rằng những gì ta chia sẻ sẽ nằm trong phạm vi ta mong muốn. Đặc biệt đối với thế hệ trẻ, tìm kiếm sự riêng tư trên mạng trong thời đại kỹ thuật số, công nghệ phát triển chóng mặt dường như là không thể.

Những bộ phim thuộc chủ đề này mà SFF mang đến sẽ giúp chúng ta hiểu hơn về Internet Privacy, cách để tự bảo vệ mình khỏi những lỗ hổng của không gian mạng – nơi mà thông tin riêng tư có thể lọt ra bất kì lúc nào.

CÁC PHIM ĐƯỢC CHIẾU

24. Cơ thể nào đây? Ariel và Dandara – Quyền riêng tư trên Internet
31. Số vs. Thực – Thông tin tràn lan: Cuộc đổ bộ của tin giả

Quyền riêng tư là chủ đề thu hút và nhận được nhiều sự quan tâm nhất trong các buổi chiếu phim trong khuôn khổ SFF21. Sự kiện diễn ra đã mang chủ đề đến gần người xem hơn với cách truyền tải mới lạ, đón nhận sự tham gia của hơn 500 người tham dự cùng đội ngũ SFF và chuyên gia – khách mời.
🏓 Mở đầu với minigame “Tìm điểm khác biệt” cùng bài tập thực hành thư giãn cho mắt đã giúp các bạn “sạc pin” cho một buổi đi Cine tràn đầy năng lượng. Nhằm giúp người tham dự dễ dàng tiếp cận chủ đề, tại phần 2, SFF đã chia người tham dự thành 2 Breakout Room để công chiếu các bộ phim và có những hoạt động phù hợp cho từng đối tượng.
🧘 Bộ phim “Fake News” chia sẻ cách để các bạn >17 tuổi nhìn nhận và biết tự bảo vệ mình khỏi những lỗ hổng của không gian mạng – nơi thông tin riêng tư có thể lọt ra bất kỳ lúc nào. Đồng thời tại phần giao lưu cùng Cô Phan Tường Yên – Giám đốc đào tạo và Phát triển dự án Saigon Psychub đã giúp các bạn giải quyết các vấn đề liên quan đến Sức khỏe tinh thần.
🧘Bộ phim “Cơ thể nào đây: Ariel và Dandara” đã đưa các em nhỏ dưới 17 tuổi cùng khám phá và rút ra các bài học thú vị về “quyền riêng tư” song song với việc tham gia hoạt động thực nghiệm về Sự truyền âm cùng những kiến thức thú vị.
Điểm nhấn tại buổi chiếu là trò chơi Interland, một trò chơi mang tính “Học hỏi – Giải trí”, cung cấp thông tin hữu ích về Internet Privacy nhằm nâng cao bảo mật thông tin cá nhân, quyền riêng tư qua việc trả lời câu hỏi, vượt thử thách.

KHÁCH MỜI

Ms Phan Tường Yên – Chuyên viên Tâm Lý
Giám Đốc Đào Tạo Và Phát Triển Dự Án Saigon Psychub

Cô Phan Tường Yên là nhà chuyên môn trong lĩnh vực tâm lý sinh sống và làm việc tại TP.HCM. Cô hiện là Giám đốc đào tạo và phát triển dự án tại Phòng tâm lý Saigon (Saigon Psychub) – quản lý các dự án Tâm lý – Xã hội và chương trình hỗ trợ tâm lý cho các tổ chức. Cô có nhiều bài viết và phỏng vấn về Tâm lý – Xã hội trên các báo Tuổi Trẻ, Thanh Niên, VNExpress và Zing.

Hiện tại cô đang là cố vấn các dự án xã hội và giáo dục cho lĩnh vực Kỹ năng thẩm định thông tin & Tư duy phản biện; Giới, nhận thức về bình đẳng giới và tâm lý giáo dục theo lứa tuổi; phát triển kỹ năng thanh niên, nâng cao khả năng đương đầu, tự nhận thức và sức khoẻ tinh thần; phát triển kỹ năng thanh niên, nâng cao khả năng đương đầu, tự nhận thức và sức khoẻ tinh thần…

Bên cạnh vai trò chuyên môn, cô Tường Yên đồng thời là Phó chủ tịch Mạng lưới lãnh đạo trẻ toàn cầu Sunwah – khu vực TP.HCM, cố vấn cho nhiều hoạt động về nâng cao sức khỏe tâm lý cho người trẻ Việt Nam trong khu vực. Mối quan tâm lớn của cô hiện tại là nâng cao hiểu biết về tâm lý và phát triển sức bật tinh thần cho người trẻ. Trong năm 2021, chị Tường Yên cùng đồng đội đã thực hiện hơn 50 webinars về sức khỏe tinh thần để hỗ trợ cộng đồng và nhân viên y tế.

Talk show Khổ qua 2

TALK SHOW KHỔ RỒI SẼ QUA 2

Hoàn toàn nằm ngoài kế hoạch, Khổ-Qua-2 ra đời trong sự trăn trở của các thành viên Phòng tâm lý Sài Gòn (Saigon Psychub) khi lượt đăng kí Talkshow Khổ Rồi Sẽ Qua ngày 6/9/2019 vượt quá sức chứa khán phòng lên đến hơn 100 người.

Vậy mà, trong một đêm trung thu như tối 13/9/2019 vừa qua, trời vẫn mưa và đường rất đông, nhưng khán phòng của @ERC International lại đươc sưởi ấm bởi sự có mặt của hơn 80 vị khách quý cùng cuộc trò chuyện về sức khoẻ tinh thần, nỗi buồn đau và những lời khuyên chuyên môn sâu sắc của các diễn giả đến từ Psychub.

Chương trình đã hé mở:

  • Những cách ứng phó thường gặp của con người khi đối diện với mất mát khổ đau
  • Cơ chế về mặt não học của những nỗi buồn đau đó và vì sao chúng ta hay chìm đắm trong “bể khổ”
  • Tháo gỡ những ngộ nhận về tính “thần kỳ” và “nhanh chóng” của các phương thức hỗ trợ tinh thần, hiểu về tham vấn trị liệu và hành trình vượt thoát khỏi nỗi đau

 

Talk show KHỔ QUA 1

TALK SHOW KHỔ RỒI SẼ QUA 1

Tối ngày 6/9/2019 vừa qua, trời mưa lâm râm và gió bạt, nhưng khán phòng @Rilex Co-working Space lại vô cùng ấm cúng vì cuộc trò chuyện thú vị và sâu sắc của các diễn giả đến từ Psychub và hơn 50 khách tham dự Talkshow DearMind, KHỔ RỒI SẼ QUA.

Không như tên gọi tắt dí dỏm, Talkshow nhẹ nhàng tiếp cận câu chuyênn sức khoẻ tinh thần của người trẻ theo một cách nhẹ nhàng, chân thành mà vẫn vô cùng khoa học và thực tế.

Khổ rồi sẽ qua
Những bí ẩn về tính phổ biến, tính cá thể của khổ đau mất mát, cơ chế của nỗi khổ đau và hiểu đúng về hành trình vượt thoát khỏi nỗi đau tinh thần…dần được hé lộ….

Bạn hãy cùng Psychub điểm qua các hoạt động trong chương trình với các hình ảnh bên dưới nhé!