SUY NGHĨ VỀ CÁI CHẾT KHIẾN CHÚNG TA TRÂN TRỌNG TƯƠNG LAI HƠN

ERIC W. DOLAN 

Nghiên cứu vừa cho thấy suy nghĩ về chi chết có thể khiến con người trân trọng tương lai hơn – ít nhất là với vấn đề tiền bạc.

“Cái chết là lời nhắc nhở mạnh mẽ về sự không chắc chắn của tương lai, vì vậy, việc cho rằng suy tư về tính hữu hạn của bản thân sẽ khiến cá nhân trân trọng hiện tại hơn tương lai là hoàn toàn hợp lý” Nicholas J. Kelley và Brandon J. Schmeichel viết trong nghiên cứu.
“Mặt khác, chúng ta cũng lên kế hoạch và thường cố gắng đạt đến những mục tiêu mà chúng chỉ có thể được hiện thực hoá trong tương lai. Những mục tiêu tương lai đó khiến hiện tại trở nên có ý nghĩa và có tác dụng phòng vệ về mặt tâm lý cho chúng ta trước sự đe doạ của cái chết. Dưới góc nhìn này, có vẻ như việc nhắc nhớ một người về cái chết sẽ giúp họ trân trọng tương lai hơn – một tài sản quý giá mà số lương lại rất hạn chế.”  
Trong nghiên cứu được đăng tải trên PLOS One, nhóm nghiên cứu đã yêu cầu 118 sinh viên viết suy nghĩ của họ về cái chết của bản thân hoặc viết về sự đau đớn khi nhổ răng.
Sau đó các nghiệm thể được hỏi liệu họ muốn nhận $50 ngay lập tức hay sẽ đợi 3 tháng để nhận một khoản tiền lớn hơn. Nếu họ lựa chọn phương án thứ hai, tiền thưởng sẽ tăng dần $5, mỗi tháng lên tối đa là $100, điều này cho phép các nhà nghiên cứu biết khi nào thì người tham gia thay đổi quyết định, muốn nhận tiền ngay thay vì chờ đợi.
Các nhà nghiên cứu nhận thấy, các nghiệm thể được yêu cầu viết về cái chết của bản thân thường ít đánh giá cao phần thưởng ngay lặp tức hơn so với những người làm nhiệm vụ còn lại. Nhóm đầu tiên thường ít quan tâm đến việc so sánh lợi nhuận hiện tại so với tương lai, chứng tỏ họ quan tâm đến tương lai nhiều hơn.
Theo Kelley và Schmeichel, suy nghĩ về cái chết “có thể làm tăng giá trị của tương lai, giúp kích hoạt việc theo đuổi các mục tiêu lành mạnh và tập trung vào dài hạn.”
Khi cái chết không nằm trong phạm vi tập trung chú ý của nhận thức, chúng ta thường dễ đưa ra những quyết định vị kỉ và khó kiếm soát được bản thân.”
Có thể bạn quan tâm

RỐI LOẠN NHÂN CÁCH CHỐNG ĐỐI XÃ HỘI CÓ LIÊN HỆ VỚI THIẾU HỤT CHẤT TRẮNG TRONG NÃO BỘ

Những ngừoi có ASPD thường có khả năng tự kiểm soát kém, hung hăng

CHUYỆN TÂM LÝ | TẬP 3: Tâm Lý & Sức Khoẻ Người Cao Tuổi

Đây là số đặc biệt dành cho những ai quan tâm tới người cao

TUỔI GIÀ VÀ TÌNH YÊU: NGHIÊN CỨU VỀ ĐỜI SỐNG TÌNH DỤC Ở NGƯỜI CAO TUỔI

Theo một nghiên cứu của ĐH Manchester cùng Trung tâm Nghiên cứu Xã hôi

CÁCH LY LÀ GÌ HẢ MẸ?

Theo thuật ngữ phân tâm học thì thời gian này, chủ thể bị cướp

TRANG PHỤC ẢNH HƯỞNG ĐẾN TƯ DUY CỦA BẠN RA SAO?

Một nghiên cứu mới của các nhà tâm lý tại ĐH Bang California và

AI RỒI CŨNG CHẾT, CHÚNG TA TỐT NHẤT NÊN HỌC CÁCH CHẤP NHẬN ĐIỀU NÀY!

Cái chết là một điều gì đó chúng ta cần học cách chấp nhận.