Chuỗi bài: Hành vi cản trở (DB) (Phần 2) – hướng dẫn cách làm việc với DB

HƯỚNG DẪN LÀM VIỆC VỚI DB 

Không thể có một hướng dẫn cụ thể và chi tiết cho cách can thiệp DB vì hành vi ở mỗi hoàn cảnh sẽ khác nhau và mối quan hệ giữa bạn và trẻ cũng hoàn toàn khác biệt giữa mỗi người.

Tuy nhiên điều quan trọng mà chúng ta cần nhớ là proactive teaching – dạy dỗ tích cực – sẽ không xuất hiện vào những cảm xúc lên cao ở bên dưới 

 Những hành vi thể hiện thái độ thường xảy ra theo một quy trình thăng cấp nhất định và thường trải qua các giai đoạn:  

Giai đoạn sớm – Mức độ nhẹ:  

  • Hành vi phi ngôn ngữ: đi tới đi lui, động tay động chân, nhịp thở mất ổn định 
  • Hành vi ngôn ngữ: mè nheo, cãi cọ  
  • Nếu không được đáp ứng hoặc đáp ứng không phù hợp, DB tăng cấp  

Giai đoạn giữa – Mức độ trung bình:

  • Đập phá  
  • Bỏ chạy  

Giai đoạn cuối – Mức độ mạnh:

  • Thể hiện bạo lực với bản thân và với những người xung quanh 

DB ở mỗi giai đoạn sẽ cần các cách phản ứng khác nhau. Hãy nhớ rằng, không thể sử dụng một cách ứng phó cho nhiều tình huống khác nhau, chúng ta cần liên tục đánh giá tình hình và xem xét các kỹ năng mới cần dạy trẻ trong tương lai.  

Các lỗi thường gặp khi ứng phó với DB:  

  • Chiến lược không hiệu quả do thực hiện chưa đúng, chưa nhất quán hoặc chưa đủ lâu để phát huy hiệu quả.  
  • Các chiến lược làm giảm hành vi như: la mắng, time-out, lấy đi quyền lợi là các chiến lược rất thường được sử dụng nhưng không thường mang lại hiệu quả dài hạn. Các chiến lược này sẽ làm ngưng hành vi tức thời, nhưng chưa chỉ ra đúng được nguyên nhân sâu xa hơn mà hành vi tồn tại.  
  • Hiểu sai mục đích của các chiến lược. Ví dụ:  
    •  Time-out (Tạm ngưng hoạt động ưa thích): Nếu áp dụng cho tất cả các trường hợp, đôi khi DB vô tình giúp trẻ tránh được hoạt động mà trẻ đang trốn tránh (VD: đi ra khỏi lớp để không làm bài tập).

Khi áp dụng time-out: trẻ không được phép tiếp cận bất kỳ một hình thức củng cố nào, kể các các hành vi tự kích thích.  

    • La mắng: Đôi khi trẻ muốn có sự chú ý ở người khác thông qua việc bị la mắng. Nên dù la mắng mang tính chất tiêu cực, vẫn có thể củng cố cho một DB tồn tại.  

CHU TRÌNH LEO THANG:  

Trẻ thường có chu trình leo thang cảm xúc từ nhẹ đến mạnh. Tuy nhiên các chu trình thường không phải lúc nào cũng theo thứ tự nên quan trọng là chúng ta xác định được mức độ khó chịu và cách phản ứng phù hợp. Ngoài ra, chúng ta nên chủ động ngay trước khi khủng hoảng xảy ra:  

  • Lựa chọn: Cho trẻ thật nhiều phương án để trẻ chọn. Khi được chọn lựa, trẻ sẽ dễ chấp nhận hơn là bị áp đặt.  
  • Phần thưởng: lịch trình củng cố nhiều hơn khi trẻ bình tĩnh và cư xử phù hợp.

Bởi vì chúng ta cũng sẽ thưởng cho trẻ khi trẻ tự lấy lại được bình tĩnh (vì đó là một kỹ năng tốt) nhưng lại không muốn trẻ học được rằng, chỉ cần “quậy” lên và bình tĩnh trở lại là được thưởng. Lịch trình củng cố lúc trẻ cư xử tốt sẽ phải nhiều hơn lúc trẻ có hành vi.  

  • Điều khiển cảm xúc: Chúng ta cần phải giữ bình tĩnh nhưng kiên quyết và giữ được cảm xúc. Điều này không chỉ giúp trẻ bình tĩnh theo mà còn giúp chúng ta giữ được sự khách quan và hiệu quả.

Tìm cách cho trẻ được lựa chọn. Có được một tí “quyền lực” trong lúc này giúp trẻ không đẩy cảm xúc đi quá xa.  

  • Điều chỉnh: Có kế hoạch xử lý khủng hoảng cũng tốt, nhưng chúng ta vẫn cần chuẩn bị cho các hành vi không lường trước được có thể xảy ra, đòi hỏi phải ứng phó nhanh và điều chỉnh kịp thời khi tâm trạng trẻ không tốt hay hành vi đã giảm phần nào.  

 Giao đoạn 1 – KHỞI PHÁT:  

Khi trẻ bắt đầu có những dấu hiệu lo lắng, khó chịu: thay đổi trong hơi thở, mè nheo, tự cô lập, nói chuyện một mình … áp dụng chiến lược giảm leo thang cơ bản:  

  • Vẫn tiếp tục công việc/hoạt động  
  • Duy trì liên tục động viên và khen thưởng 
  • Thưởng cao nhất khi không có DB  

Khi cảm xúc của trẻ có dấu hiệu leo thang, chúng ta cần có công cụ hỗ trợ trẻ kiểm soát bản thân. Việc ngưng nguồn củng cố/phần thưởng sẽ không cho trẻ động lực để quay về mức kiểm soát được.

May mắn là hành vi lo lắng khó chịu không phải bất biến mà sẽ có những quãng nghỉ, lúc lên cao, lúc xuống thấp. Điều này tạo cơ hội cho chúng ta nạp phần thưởng tại những điểm nghỉ đó. Tăng cường phần thưởng khi những quãng bình tĩnh này kéo dài, tuy nhiên không được nhiều hơn phần thưởng lúc chưa có DB xảy ra.  

Nếu sự khó chịu bắt đầu tăng, chúng ta lại tiếp tục lờ hành vi đó đi. Nhưng không phải bỏ mặc trẻ. Điều này giúp trẻ nhận thức được rằng DB không phải là cách để thoát khỏi công việc đang thực hiện.

Ngoài ra nếu chúng ta không để ý đến trẻ, chúng ta sẽ bỏ lỡ cơ hội củng cố cho những thời điểm cảm xúc của trẻ lắng xuống và sẽ dẫn đến những cơn bùng nổ dữ dội hơn.  

Giai đoạn 2:  

Khi cơn bùng nổ đạt đến giai đoạn 2 thường là do chúng ta chưa đánh giá đúng được hành vi ở giai đoạn khởi phát hoặc chưa đưa ra được can thiệp hiệu quả. Điều này cũng dễ hiểu và dễ chấp nhận vì đôi khi chiến lược tốt nhất cũng chưa chắc đã hiệu quả ở giai đoạn đầu.  

Nếu trẻ bắt đầu lớn tiếng: hét to “khônggg”, tự nói một mình, khóc lóc hoặc đi đi lại lại nhiều hơn, đây là lúc chúng ta bắt đầu áp dụng “Quy trình thay đổi kích thích”.

Khả năng cao là có điều gì đó trong môi trường gây căng thẳng cho trẻ. Nếu có thể xác định được kích thích, chúng ta sẽ cần điều chỉnh môi trường và các hoạt động.  

Ở đây sẽ có 2 trường hợp xảy ra:  
  • Trẻ gia tăng các cơn bùng nổ nhằm bắt chúng ta phải chiều theo ý trẻ.  
  • Đối với trường hợp này, bất kể chúng ta đang làm gì để xoa dịu trẻ, cũng không được thoả mãn kỳ vọng của trẻ. Chúng ta cần phải vững chắc và không nhân nhượng.  
  • Những yêu cầu của chúng ta quá sức với trẻ: hoạt động quá dài, không đủ trợ giúp, đề bài quá khó hay không đủ củng cố/động lực. Đây là những lý do chính đáng để trẻ khó chịu và chúng ta cần thông cảm cho trẻ dù cách thể hiện của trẻ chưa được phù hợp lắm.  
  • Trường hợp này, điều tốt nhất chúng ta có thể làm là CHUYỂN HƯỚNG và cần thực hiện một cách rất TINH TẾ để trẻ không học được rằng DB là cách để tránh khỏi các hoạt động không ưu thích. 

     

  • Chuyển hướng trẻ qua các hoạt động mà trẻ đã thuần thục hoặc dễ dàng hỗ trợ nếu trẻ từ chối. Các hoạt động dùng để chuyển hướng như: thực hiện các yêu cầu nghe hiểu đơn giản, các động tác bắt chước, một hành động đơn giản … nhằm tăng mức độ hợp tác của trẻ. 

Hãy luôn củng c bằng lời và bằng vật chất khi trẻ đã bình tĩnh và đúng mực, và chỉ để ý chút ít đến trẻ khi chúng đang có hành vi gây cản trở. Chúng ta cần nhớ rằng một số dạng củng cố không chỉ có tính tạo động lực mà còn có tính xoa dịu và an ủi, ví dụ như: vỗ về, ôm hôn, hát ru… Và thời điểm cung cấp dạng củng cố này cũng phải rất cẩn trọng.

Nếu trẻ chỉ vừa dứt DB (khoảng tầm 30 giây), chúng ta không thể thể hiện quá nhiều quan tâm tình cảm này với trẻ vì phần nào đó sẽ củng cố cho hành vi không phù hợp trước đó. Khi trẻ đã bình tĩnh được một lúc (ít nhất là vài phút) sau cơn cao trào thì lúc này chúng ta mới nên thể hiện nhiều sự quan tâm an ủi với trẻ.

Điều này sẽ giúp củng cố cho sự tự làm chủ cảm xúc ở trẻ. Thêm một hiệu ứng của dạng củng cố tình cảm này là những lo lắng khó chịu biến mấtkhả năng tái leo thang cảm xúc sẽ giảm đi đáng kể.  

Nếu trẻ cần phải hoàn thành nhiệm vụ ban đầu, chúng ta nên thử cho trẻ trở lại làm chỉ cần hoàn thành bất kỳ khả thi trong hoàn cảnh đó là được, trước khi kết thúc phiên làm việc. Nhớ rằng quá trình định hình là một tiến trình dài cần rất nhiều thời gian và chúng ta không cần phải đạt được tất cả mọi thứ trong một phiên làm việc. Tuy nhiên ít nhất chúng ta sẽ muốn dừng tại điểm gần với vạch đích hơn.  

Giai đoạn 3:  

Khi trẻ hoàn toàn mất bình tĩnh (ví dụ: giẫy giụa, hung hăng, la hét, ném đồ, đánh người khác, làm đau bản thân… ) là lúc chúng ta càng cần phải cứng rắn và có tổ chức.

Nếu trẻ đã được làm việc kỹ về kỹ năng nghe theo mệnh lệnh thì đây là một phương thức hiệu quả để kiềm hãm DB. Đưa ra các mệnh lệnh rõ ràng, dứt khoát với tông giọng chắc chắn. Yêu cầu chính xác điều trẻ CẦN LÀM thay vì yêu cầu không được làm. Ví dụ: “Toby ngồi xuống ghế”. Hoặc chỉ cần ra lệnh “Dừng lại” khi bạn không nghĩ ra được ngay lúc đó phải nói gì.

Điều này cũng sẽ giúp bạn lấy lại quyền chủ động tình huống. Nên nhớ mệnh lệnh đưa ra chỉ được nhắc lại từ 1 đến 2 lần nếu không sẽ mất tác dụng, giảm uy tín lời nói và tình huống trở lên hỗn loạn hơn. Khen thưởng cho bất kỳ một dấu hiệu suy giảm nào và để ý đến DB càng ít càng tốt. 

Lời hăm doạ rất thường hay được sử dụng bởi tính hiệu quả tức thời của nó. Tuy nhiên điều này sẽ dẫn đến những bất lợi về sau. Nếu chỉ điều khiển trẻ bằng lời hăm doạ, trẻ sẽ quen với việc thực hiện theo những lời lẽ nặng nề mang tính doạ nạt và phớt lờ những mệnh lệnh nhẹ nhàng mà thẳng thắn.  

Mục tiêu dài hạn chúng ta mong muốn dạy trẻ hiểu rằng dù hệ quả là gì đi nữa, dù có được nói ra thành lời hay không, thì chắc chắn hệ quả sẽ vẫn xảy ra. Việc đưa ra lời hăm doạ là bạn đã tự bắt buộc mình phải thực hiện chính xác điều bạn nói rồi. Do vậy cứ để mở về hệ quả của việc trẻ làm đi, và bạn sẽ có nhiều thời gian để suy xét xem nên xử trí như thế nào cho đúng mực.

Thêm nữa, dù cho hệ quả là gì thì cũng nên được áp dụng bởi người đang làm việc với trẻ tại thời điểm xảy ra hành vi. Chuyển trẻ cho người mà bạn nghĩ là lớn hơn chỉ làm cho trẻ hiểu rằng “Cô/Ba/Mẹ không thể trị nổi con rồi”.

Và cuối cùng là “BẠN KHÔNG BAO GIỜ ĐƯỢC HĂM DOẠ NHỮNG ĐIỀU BẠN KHÔNG THỂ THỰC HIỆN HOẶC VÔ LÝ VÀ KHÔNG ĐÚNG MỰC”. Ví dụ: “Mẹ sẽ nhốt con trong phòng và không bao giờ cho con ra ngoài nữa”.  

Khi trẻ đã tự chủ tốt hơn, nhắc lại với trẻ rằng trẻ sẽ có thưởng khi bình tĩnh và làm tốt phần việc của mình. Cẩn thận để không biến điều này thành mua chuộc và đây cũng là “chiêu” cuối cùng được áp dụng để tránh phải áp dụng đến giải pháp áp chế.  

 Giai đoạn CUỐI:  

Nếu bạn cảm thấy rằng trẻ đang gây nguy hiểm cho bản thân và người khác thì sẽ cần áp dụng Quy trình áp chế tương ứng bao gồm ngăn chặn và hộ tống. Quy trình áp chể chỉ nên được sử dụng khi mọi công cụ đều không có tác dụng và tình trạng có khả năng gây nguy hiểm cao.   

TẠI MỌI GIAI ĐOẠN: 

Hãy để ý đến cách trẻ phản ứng với lời khen và phần thưởng được đưa ra trong chu trình leo thang của trẻ. Thông thường trẻ sẽ phản ứng bằng cách từ chối phần thưởng hoặc gia tăng hành vi. Thông qua hành vi của trẻ, chúng ta có thể biết được mức độ hiệu quả của phần thưởng. Nếu trẻ bình tĩnh và giảm xung động, phần thưởng đang có hiệu quả.  

Nếu trẻ từ chối và ném phần thưởng đi, thì đó là lúc bạn cần suy xét lựa chọn phần thưởng khác. Thông thường, nếu hành vi bắt đầu leo thang khi có phần thưởng cho thấy trẻ có nhu cầu thể hiện quyền lực và thao túng môi trường xung quanh.

Thay vì nói “Cô thích con bình tĩnh thế này”, hãy thử một cách khác “Chơi với con thiệt là vui” hoặc nói về điều trẻ đang làm “Con có muốn cho cô đọc sách chung không?”  

Nếu bạn muốn thưởng cho trẻ bằng một món hữu hình, thử đặt nó gần trẻ chứ đừng để trẻ lấy món đồ từ tay bạn. Như vậy sẽ giúp trẻ bình tĩnh và lấy lại được sự tự chủ trong môi trường. Việc nhận phần thưởng từ người khác đặt trẻ vào một vị thế “kẻ dưới” và càng làm trẻ tức tối hơn.  

Khi đã bớt cao trào, ghi nhận lại sự việc. Dữ liệu về tình huống, cường độ và thời gian của chu trình leo thang sẽ giúp ta nhìn rõ hơn về các bước trong chu trình, tính hiệu quả của can thiệp để đưa ra những điều chỉnh cần thiết.  

Có thể bạn quan tâm

Chuỗi bài về Nhận thức về Tự kỷ: Một thế giới quan rất khác (Phần 1)

Tự kỷ, nói một cách đơn giản, là một “rối loạn xử lý thông

CHA MẸ ĐẶT KỲ VỌNG QUÁ CAO CÓ THỂ LÀM ẢNH HƯỞNG ĐẾN THÀNH TÍCH HỌC TẬP CỦA TRẺ

“Kỳ vọng cao một cách phi thực tế có thể gây trở ngại cho

Các mốc phát triển quan trọng của bé yêu

Cách con chơi, con học, con nói, con hành động và di chuyển cho

Bộ tài liệu: 100 ngày đầu tiên khi con bạn được chẩn đoán Rối loạn phổ tự kỷ (Phần 4.2)

Theo các chuyên gia, việc cha mẹ phải giải thích về chẩn đoán cho

DẬY SỚM ĐI HỌC LÀM GIẢM CHẤT LƯỢNG GIẤC NGỦ VÀ HOẠT ĐỘNG TRONG NGÀY CỦA TRẺ VỊ THÀNH NIÊN

Một nghiên cứu mới vừa cho thấy việc bắt đầu vào học muộn buổi