Chuỗi bài về Nhận thức về Tự kỷ: Một thế giới quan rất khác (Phần 1)

Những khác biệt trong quá trình xử lý nhận thức

Tự kỷ, nói một cách đơn giản, là một “rối loạn xử lý thông tin”. Xét trên nhiều mặt, nó có thể được cho rằng đó không phải là “rối loạn”, mà là một “phong cách xử lý thông tin khác biệt”.

Nói một cách đơn giản, bộ não của chúng ta lại có cấu tạo khác biệt. Để hiểu lần lượt về cách trẻ tự kỷ trải nghiệm thế giới, và những hành vi dễ gây nhầm lẫn của trẻ, bạn cần phải biết cách trẻ xử lý thông tin; cách trẻ trải nghiệm thế giới.

Thông qua việc hiểu những đặc điểm này, chúng ta có thể giúp trẻ (và cả chúng ta) nối kết sự khác biệt giữa hai thế giới. Chuỗi bài viết này sẽ tìm hiểu về những khác biệt phổ biến trong quá trình xử lý nhận thức liên quan đến rối loạn phổ tự kỷ.

Những khó khăn phổ biến về mặt nhận thức của Chứng Tự Kỷ:

  • Khó khăn trong việc xử lý nhanh nhiều thông tin cùng một lúc
  • Quá trình xử lý chậm trễ
  • Tập trung vào các chi tiết (những yếu tố cấu thành); khó nhìn thấy bức tranh tổng thể.
  • Diễn giải mọi thứ theo nghĩa đen; mù mờ trong ngữ cảnh và các mối quan hệ giữa các chi tiết.
  • Mức độ tư duy trừu tượng/ giải quyết vấn đề kém.
  • Tư duy nhanh, không linh hoạt (tư duy phân cực).
  • Khó khăn thay đổi cách thức làm việc (chuyển giao hay thay đổi kế hoạch).
  • Chức năng điều hành kém (lập kế hoạch, tổ chức, theo dõi).
  • Khó xử lý những thay đổi xảy ra nhanh; tuân thủ nghiêm ngặt một thói quen quen thuộc.

Danh sách này tóm tắt một số khác biệt chính trong quá trình xử lý của tư duy tự kỷ. Qua bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu kỹ hơn về chúng. Khi kết hợp tất cả lại, cách não bộ được khiến hệ thống thần kinh của chúng ta xử lý khó khăn hơn và cần nhiều nỗ lực.

Sự khác biệt về nhận thức của trẻ tự kỷ khiến thế giới của chúng trở nên rất hỗn loạn và khó hiểu.

Trên thực tế, lý do khiến tự kỷ được xem như một dạng khuyết tật là sự khác biệt trong quá trình xử lý của chúng không phù hợp với với nhu cầu nhận thức được đưa ra bởi nền văn hóa thần kinh của chúng ta.

Điều này giống như một người xa lạ đặt chân đến một vùng đất khác thường. Một vùng đất nơi mà kỳ vọng về việc xử lý nhận thức không phù hợp với khả năng của người với phổ tự kỷ. Tuy nhiên, trong tình huống đòi hỏi việc xử lý các chi tiết tĩnh, cụ thể, thực tế thì khả năng xử lý của chúng thường vượt trội hơn chúng ta.

Đó là lý do tại sao trẻ thường có thể vượt trội trong lĩnh vực kỹ thuật, các ngành khoa học máy tính, khoa học vật lý, lịch sử, nghệ thuật, và nhiều lĩnh vực khác đòi hỏi nhiều về các sự kiện, chi tiết, phân tích mẫu và lý luận cơ học và điện tử.

Tuy nhiên khi nói đến việc xử lý nhanh các thông tin động, sự khác biệt trong quá trình xử lý của chúng phải vật vã và dẫn đến những khó khăn được liệt kê ở trên.

Ba loại thách thức chính về mặt nhận thức:

1. Vấn đề xử lý thông tin

  • Quá trình xử lý chậm trễ
  • Tập trung vào chi tiết, không phải ngữ cảnh

2. Tư duy cứng ngắc, không linh động

  • Tư duy tuyệt đối với tư duy tương đối
  • Tư duy phân cực: trắng đen, hoặc đúng hoặc sai.

3. Khó khăn về chức năng điều hành

  • Tập trung kém, kế hoạch, và tổ chức
  • Khả năng tự giám sát và kiểm soát xung động kém

Chuỗi bài viết này chia nhỏ các điểm khác biệt về mặt nhận thức thành ba loại chính: xử lý thông tin, chức năng điều hành, và tính linh hoạt của tư duy.

Chuỗi bài viết này sẽ xem xét các danh mục này một cách riêng biệt; tuy nhiên, trên thực tế, những đặc điểm này thống nhất chặt chẽ và tác động mạnh mẽ lẫn nhau.

Nguồn: Trích dịch từ The Autism Discussion Page on Stress, Anxiety, Shutdowns and Meltdowns, Bill Nason, 2019

Có thể bạn quan tâm

NHỮNG PHƯƠNG CÁCH ĐƠN GIẢN MÀ HIỆU QUẢ ĐỂ HỖ TRỢ TRẺ TRONG MÙA DỊCH

Những ngày tháng sống chung với đại dịch chưa bao giờ là dễ dàng

Chuỗi bài: Hành vi cản trở (DB) (Phần 2) – hướng dẫn cách làm việc với DB

Không thể có một hướng dẫn cụ thể và chi tiết cho cách can

Vượt qua rào cản giao tiếp của thế hệ để kết nối với con

Nuôi dạy con cái là một trong những công việc khó khăn nhất trên

Bộ tài liệu: 100 ngày đầu tiên khi con bạn được chẩn đoán Rối loạn phổ tự kỷ (Phần 7.1)

Để cùng đồng hành với tự kỷ là một quãng đường dài, con đường

LÀM CÁCH NÀO GIÁO VIÊN ĐẶC BIỆT CÓ THỂ HỖ TRỢ TRẺ GẶP KHÓ KHĂN?

Mọi người thuộc mọi lứa tuổi sẽ ít có khả năng mắc phải các

TUỔI TÁC CỦA MẸ KHI SANH CÓ THỂ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TRIỆU CHỨNG TRẦM CẢM CỦA CON GÁI

Tuổi tác của mẹ khi sinh con Theo một nghiên cứu được công bố