Bộ tài liệu: 100 ngày đầu tiên khi con bạn được chẩn đoán Rối loạn phổ tự kỷ (Phần 6)

Phần 6: Tự kỷ và các lớp học 

Chương trình Giáo dục Cá nhân (IEP)

IEP là một kế hoạch xác định các dịch vụ giáo dục đặc biệt cùng với những hỗ trợ và điều chỉnh mà một học sinh có nhu cầu đặc biệt sẽ nhận được, nhằm mục đích đảm bảo việc giáo dục tốt nhất có thể tại trường. Sau khi xác định rằng con bạn đủ điều kiện tham gia IEP, bạn sẽ làm việc với nhà trường để phát triển một kế hoạch giải quyết tốt nhất những điểm mạnh và thách thức riêng của con bạn.

IDEA thiết lập một phương pháp tiếp cận theo nhóm quan trọng đối với vấn đề giáo dục. Với tư cách là một phụ huynh, bạn cần cộng tác với nhà trường như một đối tác trong việc xác định kế hoạch giáo dục để đáp ứng nhu cầu cá nhân của con bạn. Điều này tạo điều kiện khiến bạn trở thành một người ủng hộ mạnh mẽ của con mình. Đồng thời cũng có nghĩa là bạn phải luôn nắm bắt đầy đủ thông tin như là một người tham gia tích cực vào việc lập kế hoạch và theo dõi sự tiến bộ cũng như các quyền hợp pháp của trẻ. IEP trình bày rõ nhu cầu giáo dục của con bạn và cách đáp ứng những nhu cầu này.

IEP sẽ mô tả những điểm mạnh và thách thức của con bạn dựa trên những đánh giá, cũng như đặt ra các mục tiêu và đích đến khách quan. Nó cũng sẽ trình bày chi tiết, làm thế nào những điều này có thể được đáp ứng thông qua các dịch vụ như SLT và OT, cũng như hỗ trợ các chương trình giáo dục đặc biệt cụ thể, tư vấn và đào tạo kỹ năng xã hội. Các mục tiêu có ý nghĩa và có thể đo lường được tạo nên một IEP hiệu quả và một quá trình IEP thành công. Các mục tiêu sẽ mang tính học thuật và chức năng.

Các câu hỏi cần cân nhắc khi xây dựng IEP hiệu quả

Vị trí: Đâu là nơi tốt nhất cho con tôi học?

  • Con tôi nên học lớp chính khóa hay lớp giáo dục đặc biệt? Hay nên học cả hai?
  • Con nên được lồng ghép một phần hay toàn bộ?
  • Có các kế hoạch chuyển đổi nào để lồng ghép?
  • Loại lớp giáo dục đặc biệt nào sẽ là lý tưởng cho trẻ?
  • Nếu giáo dục đặc biệt là phù hợp, phân loại giáo dục và mức độ nhận thức, mức độ trưởng thành của các bạn cùng lớp là gì?
  • Có bao nhiêu học sinh khác trong lớp học?
  • Các học sinh khác trong độ tuổi nào, trẻ bao nhiêu tuổi và trẻ nên có mức độ kỹ năng nào?
  • Nên có những hoạt động ngoại khóa nào?
  • Loại lớp học hoặc (các) hỗ trợ về hành vi hoặc giảng dạy và các tiện nghi nào mà con tôi cần được hỗ trợ trong một môi trường ít hạn chế nhất?

Nội dung lớp học: Điều gì được và không thích hợp để con tôi học?

  • Tôi muốn có những chủ đề cụ thể nào trong chương trình học?
  • Tôi không muốn điều gì?
  • Có các chương trình cụ thể đã được biết đến nào sẽ phù hợp với con tôi không?
  • Con tôi sẽ phải tham gia bất kỳ kỳ thi đánh giá toàn tiểu bang nào không?
  • Những tiện nghi nào sẽ là cần thiết?

Các dịch vụ liên quan: Con tôi cần những hỗ trợ cụ thể nào?

  • Công nghệ hỗ trợ (tăng cường) và hỗ trợ tư vấn
  • Âm ngữ trị liệu, vật lý trị liệu hoặc liệu pháp nghề nghiệp
  • Hỗ trợ tâm lý hoặc sức khỏe tâm thần
  • Liệu pháp nghệ thuật, âm nhạc hoặc khiêu vũ
  • Các dịch vụ sau giờ học hoặc cuối tuần
  • Dịch vụ công tác xã hội học đường
  • Hỗ trợ giải trí
  • Luyện tập an toàn
  • Đưa đón

Dịch vụ chuyển tiếp: Con tôi cần những dịch vụ/hỗ trợ nào bây giờ để sẵn sàng (xem xét nếu thích hợp)

  • Sống riêng một mình?
  • Học tiếp lên đại học?
  • Công việc?
  • Tham gia vào cộng đồng?

Dịch vụ chuyển tiếp

Khi con bạn bước vào tuổi thiếu niên, bạn sẽ bắt đầu suy nghĩ về cách mình sẽ tiếp cận tương lai. Một số cá nhân tự kỷ chuyển sang học đại học, một số tham gia ngay vào lực lượng lao động và những người khác lại có các kế hoạch khác nhau. Bất kể con đường đã chọn là gì, lập kế hoạch để tiến lên phía trước sau khi tốt nghiệp trung học là bước đầu tiên trên hành trình trưởng thành.

Đưa ra một kế hoạch chuyển tiếp cho con bạn sẽ cho phép bạn và gia đình bạn làm việc với nhà trường để lập kế hoạch cho cuộc sống sau khi tốt nghiệp. Việc thăm dò tìm hiểu các khả năng trong tương lai sẽ giúp bạn và con bạn làm quen với nhiều điều khác nhau, dựa trên những kỹ năng và sở thích độc đáo của chúng.

Bạn sẽ làm việc cùng với nhóm giáo dục của con mình để xác định các mục tiêu dài hạn và ngắn hạn. Những mục tiêu này sẽ cho phép con bạn và gia đình bạn phân chia kế hoạch thành từng bước để đảm bảo thành công trong tương lai.

Phát huy điểm mạnh của con bạn sẽ giúp bạn lập kế hoạch cho tương lai thành công hơn. Một quá trình chuyển tiếp thành công sẽ dẫn dắt trẻ mắc chứng tự kỷ trên con đường dẫn đến một cuộc sống viên mãn, cho phép chúng được học hỏi và phát triển. Dạng kế hoạch này nên được thực hiện vào khoảng 12 tuổi. Kế hoạch chuyển tiếp sẽ bắt đầu với việc các cá nhân cùng gia đình đánh giá các kỹ năng và sở thích của bản thân. Điều này sẽ cho phép con bạn có thời gian và không gian để suy nghĩ về cách tốt nhất để trau dồi kỹ năng của trẻ về những thứ khiến trẻ quan tâm và hào hứng.

22,537 Teachers Planning Stock Photos, Pictures & Royalty-Free Images -  iStock

Những điều quan trọng cần xem xét khi lập kế hoạch chuyển tiếp

  1. Phát triển kỹ năng tự vận động ở trường 

Tự vận động là một kỹ năng quan trọng đối với người tự kỷ. Có nghĩa là họ biết yêu cầu những gì mình cần để giúp bản thân có thể học hỏi và thành công. Lớp học là nơi để học những kỹ năng này. Yêu cầu đưa các mục tiêu tự vận động vào IEP của con bạn để giáo viên sẽ giúp trẻ học cách tự vận động với khả năng tốt nhất của mình.

  1. Rèn luyện kỹ năng sống tại gia đình và cộng đồng

Học cách làm việc nhà như nấu ăn và giặt giũ có thể giúp con bạn chuẩn bị cho tuổi trưởng thành. Đồng thời, phát triển các kỹ năng như mua sắm và quản lý tiền bạc có thể giúp con bạn nhanh nhạy hơn trong hoạt động cộng đồng. Nếu con bạn có IEP, bạn có thể yêu cầu đánh giá kỹ năng cộng đồng như một phần của kế hoạch chuyển tiếp IEP của chúng.

  1. Khuyến khích con bạn tham gia vào các cuộc họp giáo dục và IEP với khả năng tốt nhất của chúng

Điều quan trọng là học sinh phải có tiếng nói trong việc giáo dục của mình, kể cả tại các cuộc họp của IEP hoặc kế hoạch 504. Tại các cuộc họp này, hãy đảm bảo rằng nhóm IEP làm việc với con bạn để đưa ra quyết định về việc học của chúng. Con bạn có thể chia sẻ mục tiêu, ý tưởng, ý kiến hoặc yêu cầu hỗ trợ của chúng.

  1. Xây dựng kế hoạch để sống độc lập

Chìa khóa để chuyển đổi thành công sang cuộc sống độc lập bao gồm khả năng lập kế hoạch, tổ chức và quản lý thời gian. Tạo lập và làm theo các quy trình có thể giúp bạn ghi nhớ và hoàn thành công việc dễ dàng hơn. Hãy thử các hỗ trợ khác nhau để tìm ra những gì phù hợp nhất với con bạn, chẳng hạn như lời nhắc trực quan, lịch biểu được mã hóa bằng màu sắc hoặc trình sắp xếp, cũng như sử dụng ứng dụng lịch hoặc lịch.

  1. Hoạt động tích cực trong cộng đồng

Hoạt động tích cực trong cộng đồng sẽ giúp con bạn xây dựng các kỹ năng cần thiết khi bắt đầu đi làm. Tham gia vào các chương trình cộng đồng có thể giúp con bạn gặp gỡ mọi người và kết bạn cũng như tạo lập các kết nối xã hội khác. Khám phá sở thích, sở ghét và quan tâm của con bạn thông qua các hoạt động cộng đồng có thể giúp trẻ suy nghĩ về loại hình công việc mà chúng có thể muốn làm trong tương lai.

Ba nguồn chuyển tiếp tuyệt vời từ Autism Speaks là:

Bộ công cụ chuyển đổi: hướng dẫn dành cho các gia đình có con trong độ tuổi từ 13 đến 22 để hỗ trợ cho con đường trưởng thành. 

Đánh giá kỹ năng dựa vào cộng đồng: một công cụ được thiết kế để giúp cha mẹ và các chuyên gia đánh giá điểm mạnh, kỹ năng và thách thức của con bạn nhằm phát triển một kế hoạch chuyển tiếp toàn diện và được cá nhân hóa để con bạn có thể đạt được kết quả tốt nhất có thể. 

Lộ trình Chuyển tiếp: các công cụ tương tác, được cá nhân hóa cung cấp một loạt các mục tiêu và nguồn lực cho đến tuổi 22 để giúp bạn sẵn sàng cho việc làm, nhà ở và giáo dục sau trung học. Bạn có thể tìm thấy tất cả các nguồn tài nguyên chuyển tiếp này và nhiều hơn nữa tại autocad.org.

Thiết lập các dịch vụ trường học

Trong suốt quá trình giáo dục của con bạn, điều quan trọng cần nhớ là mỗi đứa trẻ có những nhóm khả năng và thách thức riêng. Việc giáo dục bản thân bạn và cho cả đội ngũ giáo dục của con bạn ở trường sẽ là nền tảng cho sự thành công của con bạn trong lớp học. Vì trẻ em mắc chứng tự kỷ có thể được chẩn đoán ở tất cả các giai đoạn khác nhau của quá trình giáo dục, nên điều bắt buộc là phải đảm bảo cung cấp các điều kiện thích hợp cho chúng bất kể khi nào chúng được chẩn đoán.

Các cá nhân mắc chứng tự kỷ có thể cho ta thấy nhiều biểu hiện ở những vấn đề khác biệt; họ có thể gặp khó khăn nhiều trong các tương tác xã hội và giao tiếp hơn là đối với việc học hay bài tập ở trường. Vì mỗi đứa trẻ đều khác biệt, nên cha mẹ và nhà giáo dục cần hợp tác cùng làm việc để phát huy thế mạnh của trẻ và giúp chúng có được trải nghiệm giáo dục thật tích cực và thành công.

Một khi con bạn được chẩn đoán, điều quan trọng là phải đảm bảo rằng trẻ có được sự hỗ trợ thích hợp ở trường. Khi bạn làm việc với nhà trường, điều quan trọng cần nhớ là chương trình của con bạn phải được thiết kế độc lập, vì mỗi đứa trẻ có những nhu cầu riêng biệt, ngay cả khi chẩn đoán của trẻ có giống với chẩn đoán của một đứa trẻ khác đi chăng nữa. Có được những điều này sẽ giúp hỗ trợ tốt cho con bạn và cũng sẽ đảm bảo rằng giáo viên của trẻ có thể dạy dỗ trẻ tốt nhất và hiệu quả nhất có thể.

Khi nói với giáo viên của con bạn và các chuyên gia khác trong trường về chẩn đoán của trẻ, hãy đảm bảo cung cấp cho họ những thông tin hữu ích. Điều quan trọng là phải đề cập đến cả điểm mạnh và điểm yếu của con bạn khi thảo luận về những cách tốt nhất để hỗ trợ trẻ trong môi trường học đường. Bạn có thể sẽ cần liên lạc thường xuyên với các chuyên gia trong trường để đảm bảo rằng các nhu cầu của con bạn đang được đáp ứng và thực sự hỗ trợ được cho trẻ.

Từ khóa:
Có thể bạn quan tâm

DẬY SỚM ĐI HỌC LÀM GIẢM CHẤT LƯỢNG GIẤC NGỦ VÀ HOẠT ĐỘNG TRONG NGÀY CỦA TRẺ VỊ THÀNH NIÊN

Một nghiên cứu mới vừa cho thấy việc bắt đầu vào học muộn buổi

TRẺ VỊ THÀNH NIÊN VÀ CÂU HỎI VỀ 3 ĐIỀU ƯỚC

Ước muốn của các bạn tuổi dậy thì AMERICAN ACADEMY OF PEDIATRICS. Việc hiểu

Chuỗi bài về Nhận thức về Tự kỷ: Một thế giới quan rất khác (Phần 1)

Tự kỷ, nói một cách đơn giản, là một “rối loạn xử lý thông

KỶ LUẬT DÀNH CHO TRẺ MỚI BIẾT ĐI: CHIẾN LƯỢC VÀ THÁCH THỨC

Con bạn đang trong giai đoạn mới biết đi và bé đang gặp các

Cùng PSYCHUB làm sạch đồ chơi cho bé yêu

Psychub giới thiệu với các bạn 8 tips vệ sinh đồ chơi cho các